Logo

    Tìm kiếm: xây dựng thương hiệu địa phương

    14 kết quả được tìm thấy

    Phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong xây dựng thương hiệu địa phương

    Phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong xây dựng thương hiệu địa phương

    Văn Hóa-

    Di sản văn hóa vật thể được định nghĩa là các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học. Đây là những đối tượng, hiện vật, công trình, cảnh quan, địa điểm, di tích lịch sử, kiến trúc, tài liệu và những đại diện khác của con người và xã hội từ quá khứ đến hiện tại. Mỗi một di sản văn hóa vật thể là một câu chuyện tuyệt vời về quá khứ và mang lại sự kiêu hãnh và nhận thức sâu sắc về lịch sử và văn hóa của chúng ta. Vì vậy, di sản văn hóa vật thể đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và truyền tải di sản lịch sử và văn hóa cho thế hệ sau. Luật di sản văn hóa quy định việc quản lý, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa trong quốc gia với mục đích bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

    Các tham luận tại hội thảo khoa học "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương"

    Các tham luận tại hội thảo khoa học "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương"

    Thời sự-

    Hội thảo khoa học "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương" đã tiếp nhận gần 50 báo cáo tham luận. Các ý kiến tập trung đánh giá toàn diện và sâu sắc các nhóm vấn đề: nhận diện, đánh giá về những khía cạnh chuyên biệt; gợi mở về các cơ chế, chính sách đặc thù; gợi mở về các giải pháp để phát huy các giá trị bản sắc địa phương và xây dựng thương hiệu địa phương. Báo Ninh Bình trân trọng giới thiệu một số tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp phát biểu tại Hội thảo.

    Báo cáo trung tâm "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương" do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trình bày

    Báo cáo trung tâm "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương" do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trình bày

    Thời sự-

    Ngày 25/8, tỉnh Ninh Bình và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương". TS. Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày báo cáo trung tâm định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương. Báo Ninh Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo.

    Để di sản bước tiếp cùng thời gian

    Để di sản bước tiếp cùng thời gian

    Văn Hóa-

    Ninh Bình không chỉ là vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo, tươi đẹp mà còn có Cố đô Hoa Lư nghìn năm lịch sử, địa linh nhân kiệt, đa dạng về văn hóa. Đây được xem là nguồn sức mạnh là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, để di sản bước tiếp cùng thời gian thì việc xây dựng thương hiệu cho di sản là nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha, tạo thành nguồn lực giúp định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương.

    Văn hóa ứng xử của người Cố đô góp phần tạo dựng thương hiệu địa phương

    Văn hóa ứng xử của người Cố đô góp phần tạo dựng thương hiệu địa phương

    Văn Hóa-

    Theo các nhà khoa học, một trong những lợi thế đặc thù, nổi trội của Ninh Bình đó là người dân hiền hòa, mến khách, tốt bụng và nghĩa tình, vừa dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước, vừa cần cù, chịu khó trong lao động, lại có ý chí quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp. Với lợi thế về truyền thống của vùng đất và con người Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình luôn chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử của cộng đồng dân cư, coi hành vi ứng xử nơi công cộng là một góc nhìn mới, ở cấp độ cao hơn khi định dạng các giá trị bản sắc và xây dựng thương hiệu địa phương.

    Phòng khám đa khoa quốc tế Ninh Bình Thăng Long